HỘI THẢO 1: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH TỔNG THỂ THÀNH PHỐ HỌC TẬP TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Hội thảo lần thứ nhất về “Xây dựng thành phố học tập” được Sở Giáo dục & Đào tạo phối hợp cùng Hội Khyến học Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tại trường Đại học Tôn Đức Thắng sáng ngày 16/08/2017.

        ThS. Nguyễn Tiến Đạt, Phó Giám đốc Sở Giáo Dục và Đào tạo TP. HCM, GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hôi khuyến học Việt Nam, TS Hồ Thiệu Hùng, ThS. Nguyễn Huy Cận Chủ tịch Hội Khuyến học Thành phố Hồ Chí Minh đồng chủ tọa đoàn và điều hành hội thảo

         Tham dự hội thảo hơn 70 đại biểu đại diện Thành ủy; các Sở, ban ngành liên quan và lãnh đạo hội khuyến học các cấp.
        Phát biểu đề dẫn Hội thảo, ThS Nguyễn Huy Cận đặt vấn đề “Nghiên cứu đề xuất mô hình tổng thề về thành phố học tập tại thành phố Hồ Chí Minh”. Qua đó giúp làm rõ khái niệm về thành phố học tập, xác định những điều kiện phù hợp cùng những hạn chế của thành phố cần phải tập trung giải quyết với mong muốn xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành một thành phố học tập trong tương lai thật gần.

                                                                             
 ThS. Nguyễn Huy Cận-Chủ tịch Hội Khuyến học Tp. Hồ Chí Minh
phát biểu đề dẫn tại hội thảo
 
        Có 18 bài tham luận từ các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, trong đó có 3 bàitham kuận được trình bày tại Hội thảo:
1.     “Thành phố học tập và bộ tiêu chí của UNESCO -Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu” (Lê Huy Lâm – Giám đốc Trung tâm SEAMEO CELL).
Ông Lê Huy Lâm-Giám đốc Trung tâm SEAMEO CELL trình bày tham luận
 
2.     “Thành phố học tập - Tham khảo xu hướng phát triển của thế giới và Hàn quốc (GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khuyến học Viêt Nam)
3.      “Các tiêu chí cơ bản đánh giáthành phố học tập của tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hiệp quốc” (TS. Lê Thị Thanh Loan, nguyên Quyền Cục trưởng Cục Thống kê Tp. Hồ Chí Minh).
 
          Mặc dù thời gian hạn chế  nhưng đại biểu tham dự rất quan tâm về đề tài và thảo luận sôi nổi về việc nuôi dưỡng tình yêu với sách; cơ hội học tập cho người nghèo, công nhân khu chế xuất, năng lực tự học…..


 Đại biểu đóng góp ý kiến

        Trên cơ sở phân tích, thảo luận của các đại biểu; đồng thời xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của thành phố , TS Hồ Thiệu Hùng kết luận hội thảo như sau:
1.     Xác định khái niệm: Thành phố học tập là thành phố tạo mọi điều kiện để mọi người dân được ai cũng được học tập, học tập suốt đời. Tạo công bằng trong học tập, học tập mang ý nghĩa tích cực và mang lại lợi ích thiết thực cho người tham gia.
2.     Để xây dựng thành phố học tập cần có sự thống nhất và cam kết từ lãnh đạo của thành phố; cải thiện hệ thống quản lý giáo dục; huy động các nguồn lực từ các bên liên quan, trong đó tư nhân,  các doanh nghiệp, tình nguyện viên cũng là nhân tố quan trọng  trong việc xây dựng thành phố học tập.
3.     Mô hình thực hiện thành phố học tập cần chú ý đến phương pháp luận  trong 42 tiêu chí của UNESCO đó là quyền lợi thiết thực của mỗi người dân, quyền lợi bền vững của bản thân và của thế hệ chúng ta.
4.     Mục tiêu xây dựng thành phố Hồ Chí Minh – thành phố học tập – là hướng đến một thành phố đáng sống,thành phố phát triển bền vững, cộng động phát triển bển vững.
Với sự chung tay của các nhà khoa học, các chuyên gia giáo dục, hội thảo mong muốn nhận được nhiều ý kiến thiết thực hơn nữa nhằm tạo tiền đề vững chắc trong việc hiện thực hóa ý tưởng xây dựng thành phố Hồ Chí Minh là thành phố học tập theo hướng hiện đại và hội nhập.
 
       
 
 
 

Tác giả bài viết: Ái Hồng
 

(c) Bản quyền 2014 - Bởi Hội khuyến học HCM
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử trên Internet số 14/GP-BC