SƠ KẾT 1 NĂM TRIỂN KHAI ĐẠI TRÀ
CÁC MÔ HÌNH HỌC TẬP THEO QUYẾT ĐỊNH 281 VÀ CHỈ ĐẠO ĐIỂM
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI “CỘNG ĐỒNG HỌC TẬP” CẤP XÃ

Kết quả 1 năm triển khai đại trà và đánh giá, công nhận các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập” ở cơ sở thuộc xã quản lý theo Quyết định 448/QĐ-KHVN ngày 01/12/2015 của Hội Khuyến học Việt Nam.
1. Số lượng các gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị đã đăng ký và đạt danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập” (theo mẫu thống kê gửi kèm)
2. Đánh giá về tinh thần của nhân dân tham gia xây dựng các mô hình học tập:
-  Ngay từ đầu năm Hội Khuyến học thành phố đã phối hợp với Sở Giáo dục & Đào tạo tham mưu với Thành uỷ và UBND thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác khuyến học trên địa bàn thành phố cụ thể như:
·Chỉ thị 04-CT/TU của Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh ngày 08/4/2016 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài xây dựng thành phố Hồ Chí Minh thành một thành phố học tập;
·Công văn số 1092/UBND -VX ngày 15/3/2016 của UBND thành phố Hồ Chí Minh về công nhận danh hiệu “Gia đình học tập, Dòng họ học tập, Cộng đồng học tập, Đơn vị học tập”;
·Công văn số 2102/UBND -VX ngày 07/5/2016 của UBND thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện Chỉ thị 04-CT/TU của Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo của  Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh thành Thành phố học tập.
-  Hội Khuyến học thành phố phối hợp với Sở Giáo dục & Đào tạo tham mưu với UBND thành phố tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định 89/QĐ-TTg về phê duyệt đề án xây dựng Xã hội học tập giai đoạn 2012 – 2020;
-  Hội Khuyến học thành phố và Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp xây dựng  Kế hoạch số 796/KH- GDĐT- KH ngày 24/3/2016 về triển khai nhân rộng và đánh giá, xếp loại công nhận các mô hình học tập giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
-  Hội Khuyến học Thành phố đưa vào tiêu chí thi đua chấm điểm xếp loại phần tham mưu vận động xây dựng mô hình “Đảng ủy 4 có” và  phần xây dựng Nghị quyết của Đảng Phường/xã; chương trình hành động của cấp ủy khu phố/ấp về xây dựng các mô hình học tập theo Quyết định 281 của Thủ tướng Chính phủ.
-  Tất cả 24/24 quận huyện đều có văn bản chỉ đạo của Quận  ủy và kế hoạch
thực hiện của Ủy ban nhân dân về  triển khai nhân rộng và đánh giá, xếp loại công nhận các mô hình học tập. Hội Khuyến học quận/huyện triển khai văn bản số 11/2016/CV-HKH ngày 23  tháng 3 năm 2016 của Hội Khuyến học Thành phố về Kế hoạch triển khai đại trà và đánh giá, công nhận các mô hình học tập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016. Các quận/huyện cũng có văn bản liên tịch giữa Hội Khuyến học và Phòng Giáo dục – Đào tạo về triển khai nhân rộng và đánh giá, xếp loại /công nhận các mô hình học tập giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn quận/huyện. Triển khai các mẫu đăng ký “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập” đến các phường/xã/thị trấn. Hội Khuyến học quận/huyện và cơ sở ký kết giao ước thi đua với các Hội đoàn, tổ chức chính trị -xã hội; xã hội - nghề nghiệp cam kết xây dựng các mô hình học tập ở khu dân cư.
-  Trên 90 % phường/xã cũng có văn bản chỉ đạo của Đảng và chính quyền.
Có nhiều quận/huyện cấp ủy chi bộ Khu phố cũng có văn bản chỉ đạo. Hội Khuyến học phường/xã đã hướng dẫn các chi hội trực thuộc triển  khai vận động đăng ký “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập”. Các phường/xã thành lập Câu lạc bộ Gia đình hiếu học làm nòng cốt trong phong trào xây dựng gia đình học tập. Các Câu lạc bộ đã xây dựng quy chế hoạt động, chương trình hoạt động và sinh hoạt định kỳ về các nội dung khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Việc triển khai thực hiện các mô hình học tập tại các quận/huyện, phường/ xã có thể minh họa ở một số địa phương như sau:
-  Một số quận tổ chức Hội thi tìm hiểu, học tập về các tiêu chí xây dựng 4 mô
 hình học tập theo Quyết định 448 của Hội Khuyến học Việt Nam. Qua việc tổ chức hội thi, đã thể hiện  sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp, việc phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể, sự tham gia hưởng ứng tích cực của quần chúng nhân nhân từ các tổ dân phố. Cụ thể:
 + Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập Quận 7 tổ chức hội thi tìm hiểu Đề án: “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng  đến năm 2020” theo Quyết định số 281/QĐ-TTg. Hội thi 3 cấp: khu phố, phường, quận. Tổ chức từ tháng 3 đến tháng 10/2016, huy động 732 người tham gia thi, 840 cổ động viên. Hình thức thi: bài viết, hái hoa dân chủ, trắc nghiệm, tiểu phẩm…
 + Hội Khuyến học Quận 9 kết hợp với Ban chỉ đạo  sinh hoạt hè năm 2016 tổ chức hội thi “Chúng em với công tác khuyến học”, với đối tượng là sinh viên, học sinh, cán bộ, hội viên. Hình thức thi: tiểu phẩm, thuyết trình, hỏi đáp... Nội dung tuyên truyền về công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Hội thi ở 2 cấp : phường và quận. Huy động 754 người tham gia và 823 cổ động viên.
+ Quận 6: Thực hiện tốt giải pháp “chi ủy 4 có” là góp phần xây dựng các mô hình học tập đạt kết quả theo Quyết định 281/QĐ-TTg và Thông tư 44/2014/TT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đặc biệt chủ động ký kết kế hoạch liên tịch phối hợp đồng bộ với Mặt trận Tổ quốc và các ban ngành, đoàn thể  (gồm 11 tổ chức) trong công tác tuyên truyền bằng tờ bướm, vận động đăng ký và tham gia bình xét các mô hình học tập đạt hiệu quả.
Hội Khuyến học quận, phường biết tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng triển khai
nhân rộng giải pháp “chi ủy 4 có” nhằm đẩy mạnh xây dựng các mô hình học tập ở khu dân cư, Đảng ủy 14/14 phường và 74/74 chi bộ khu phố có Nghị quyết lãnh đạo tạo điều kiện thuận lợi Hội Khuyến học phối hợp với các ban ngành đoàn thể triển khai thực hiện đạt kết quả khả quan.
+ Gò Vấp: Tuyên truyền, vận động tham gia, đăng ký hưởng ứng tích cực
“Phong trào xây dựng các mô hình học tập”; Phấn đấu đạt 30% hộ gia đình đăng ký xây dựng GĐHT (70% đạt chuẩn được công nhận); chú trọng phát hiện và vận động đăng ký xây dựng Dòng họ học tập; 50% chi hội thuộc quận và phường đạt chuẩn “Đơn vị học tập”; Mỗi phường có ít nhất 2 khu dân cư đạt chuẩn “cộng đồng học tập”.
+ Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập Quận 5 tổ chức vận động tất cả Đảng viên, công chức tham gia nghiên cứu tuyên truyền về Quyết định 281/QĐ-TTg,  Quyết định  448/QĐ-KHVN và gương mẫu đăng ký xây dựng gia đình học tập.
+ Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập của Quận 2 tập huấn tất cả cán bộ, giáo viên ngành giáo dục nhân đợt bồi dưỡng hè về 281/QĐ-TTg, Quyết định  448/QĐ-KHVN.
+ Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập Quận 3, tổ chức 14 lớp tập huấn cho tổ trưởng tổ hội về các mô hình học tập.
+ Hội Khuyến học Quận 4 tổ chức tọa đàm : Giải pháp phát huy cơ chế phối hợp thực hiện có hiệu quả các mô hình “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng”. Nội dung tập trung vào các giải pháp nhằm phát  huy cơ chế phối hợp với các ban ngành đoàn thể. Vai trò lãnh  đạo của cấp ủy, trách nhiệm của chính quyền. Qua đó nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể và nhân dân địa phương về thực hiện đại trà các mô hình học tập.
+ Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập quận Thủ Đức đã tổ chức khảo sát hoạt động Trung tâm học tập cộng đồng  12/12 phường và các phường đều có khảo sát nhu cầu học tập của người dân.
          + Hội Khuyến học Quận 12 xây dựng văn bản hướng dẫn Hội Khuyến học 11 phường thực hiện  giải pháp bằng cách tham mưu Chính quyền phường chỉ đạo các Khu phố, Tổ Dân phố củng cố, bổ sung Qui ước cộng đồng dân cư ở Tổ Dân phố có lồng ghép nội dung công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập để từng hộ gia đình, từng người dân tự giác thực hiện có kèm dự thảo bản qui ước cộng đồng dân cư ở Tổ Dân phố. Do đó việc lồng ghép các tiêu chí với việc xây dựng nông thôn mới hoặc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư được thuận lợi.
+ Huyện Bình Chánh: Hội Khuyến học phối hợp với Hội người cao tuổi tổ chức đăng ký học tập theo các ngành nghề, sở thích như: kiến thức sức khỏe, kinh nghiệm nghề nghiệp, thể dục dưỡng sinh, chuyên đề về 4 mô hình học tập...
Việc triển khai đại trà các mô hình học tập  theo Quyết định 281/QĐ-TTg
 được triển khai từ đầu năm 2016. Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, Hội Khuyến học phường/xã đã tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền chỉ đạo đến các khu phố, tổ dân phố, các ban ngành đoàn thể tham gia phối hợp thực hiện. Kết quả có:
·        579.776/1.801.538 Gia đình đăng ký Gia đình học tập, tỷ lệ 32,18%
Được công nhận: 480.462  Gia đình học tập, tỷ lệ: 82,87 %
·        411/411 Dòng họ  đăng ký Dòng họ học tập, tỷ lệ 100%
                   Được công nhận: 316 Dòng họ học tập, tỷ lệ: 76,88 %
·        1091/1995 Cộng đồng  đăng ký Cộng đồng học tập, tỷ lệ 54,68
Được công nhận: 770 Cộng đồng học tập, tỷ lệ 70,57
·        1448/2071 Đơn vị  đăng ký Đơn vị học tập, tỷ lệ 69,91%
Được công nhận: 1191 Đơn vị học tập, tỷ lệ 82,25

Buổi khảo sát việc thực hiện đại trà quyết định 281 và thí điểm thông tư 44 tại phường Tân Quy - Quận 7

3. Đánh giá tính phù hợp và khả thi của các tiêu chí:
-         Trong quá trình thực hiện đại trà các mô hình học tập, Hội khuyến học các
phường/xã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ; được sự phối hợp tích cực của các ban ngành, đoàn thể chính trị, xã hội; đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, đảng viên và nhân dân trên địa bàn dân cư, đó là nguyên nhân chính của kết quả thực hiện các mô hình học tập. Nói chung tiêu chí quy trình đánh giá mô hình học tập theo Quyết định 448 của Hội Khuyến học Việt Nam  là phù hợp. Về thời gian cần tổ chức việc đánh giá vào tháng 10 cùng thời điểm các tổ dân phố đánh giá xếp loại gia đình văn hóa.
-         Có một vài tiêu chí cần định lượng và cụ thể hơn. Thí dụ:
+ Tiêu chí 1 – Gia đình học tập ( Học tập của trẻ em trong gia đình) về nội dung “Lễ phép với mọi người trong gia đình và ngoài xã hội; Tích cực tham gia các hoạt động chung ở địa phương” – cho điểm từ 0 đến 5 điểm.
+ Tiêu chí 3 – Dòng họ học tập ( Hiệu quả học tập) về nội dung “Dòng họ tích cực tham gia cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, phong trào xây dựng nông thôn mới/xây dựng khu đô thị văn minh và các phong trào khác ở địa phương”- cho 0-2-4-6-8 hoặc 10 điểm.
4. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai đại trà và
đánh giá, công nhận các mô hình học tập ở địa phương.
a/ Thuận lợi:
-  Sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp từ Thành phố
đến khu phố ( ấp), tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện Quyết định 281/QĐ/TTg từ văn bản đến tổ chức tập huấn, chỉ đạo triển khai thực hiện.
-  Hội Khuyến học quận/huyện, phường /xã làm tốt công tác tham mưu, vai trò nòng cốt, liên kết phối hợp các lực lượng xã hội.
-   Đội ngũ cán bộ Hội có tâm huyết nhiệt tình, có chuyển biến về nhận thức, xác định rõ hơn về vai trò, trách nhiệm trong công cuộc xây dựng xã hội học tập.
-  Nhân dân rất quan tâm việc học của con em trong độ tuổi đi học từ mầm non đến trung học phổ thông về các điều kiện học tập và kết quả học tập của các em.
b/ Khó khăn:
-  Một số cán bộ Hội các cấp thay đổi nên chưa nắm bắt kịp thời và đầy đủ nội dung xây dựng xã hội học tập.
-  Việc học của người lớn còn khó khăn do bận rộn về cuộc sống, chủ yếu là tham gia các buổi sinh hoạt tổ dân phố, tự học qua báo đài, ti vi... nên việc vận động đến với các trung tâm học tập cộng đồng còn hạn chế.
 
II. Kết quả 1 năm chỉ đạo điểm việc đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã theo Thông tư 44/2014/TT-BGDĐT ngày 12/12/2014 của Bộ GD-ĐT
1.     Số lượng các huyện, xã được lựa chọn tham gia chỉ đạo điểm và
tình hình thực hiện 15 tiêu chí “Cộng đồng học tập” cấp xã: (theo mẫu thống kê gửi kèm)
2. Đánh giá tính phù hợp và khả thi:
- Các tiêu chí và minh chứng:
          + Các tiêu chí
-  Quy trình đánh giá, xếp loại (cách thu thập minh chứng, cho điểm, xếp loại v.v…) 
          + Lãnh đạo, cán bộ Hội Khuyến học, cán bộ giáo dục và các ban ngành, đoàn thể của xã, huyện tham gia đánh giá, xếp loại “ Cộng đồng học tập cấp xã” theo các bước:
·     Bước 1: Hội Khuyến học cấp xã chủ trì xây dựng kế hoạch tự kiểm tra đánh giá kết quả xây dựng “Cộng đồng học tập” của xã ; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt và chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt.
·     Bước 2: Căn cứ kết quả tự kiểm tra, Hội Khuyến học cấp xã lập hồ sơ gởi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký tờ trình Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện kiểm tra. Đánh giá, xếp loại đối với cấp xã.
·     Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ  hợp lệ của Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện giao hội khuyến học chủ trì xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá và xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện phê duyệt.
·     Bước 4: Căn cứ vào kế hoạch đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện phê duyệt, Hội Khuyến học quận, huyện chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đoàn kiểm tra (Căn cứ vào 15 tiêu chí để mời đủ các thành phần), đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã.
·     Bước 5: Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra, Hội Khuyến học lập hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện quyết định công nhận kết quả đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã và công bố công khai.
  + Thu thập minh chứng và cho điểm 15 tiêu chí đánh giá, xếp loại “ Cộng đồng học tập” cấp xã.
Tổng số điểm tối đa cho tất cả các tiêu chí là 100. Các tiêu chí không có minh chứng phù hợp không được chấm điểm.
Quy trình triển khai thực hiện 15 tiêu chí đã được hướng dẫn cụ thể về nội dung và cách chấm điểm, có các biểu mẫu tham khảo dành cho cấp huyện và cấp xã nên việc vận dụng các tiêu chí phù hợp. Tuy nhiên, để  đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã cho từng địa phương thì cần phải  có thời gian mới có thể thực hiện hoàn chỉnh các tiêu chí.
3.  Những thuận lợi, khó khăn khi tổ chức đánh giá, xếp loại “cộng
đồng học tập” cấp xã.
a/ Thuận lợi:
-  Được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp có văn bản chỉ đạo thực hiện, có phân công trách nhiệm cụ thể các thành viên trong Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập của phường/xã để thực hiện các tiêu chí và thu thập minh chứng phục vụ cho việc kiểm tra đánh giá  “Cộng đồng học tập” cấp xã vào cuối năm.
-  Hầu hết các cơ sở đều được tập huấn trước khi triển khai thực hiện.
b/ Khó khăn:
-  Theo hướng dẫn của Thông tư số 44/2014/TT-BGDĐT, ngày 12 tháng 12
năm 2014, 15 tiêu chí đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã có 50 chỉ số. Đối với những chỉ số định lượng đã có phương án tính điểm cụ thể cho kết quả đạt được  ở các mức độ khác nhau.Tuy nhiên vẫn còn một số chỉ số định tính chưa có phương án tính điểm cụ thể cho kết quả đạt được ở các mức độ khác nhau nên quá trình thực hiện ở cơ sở có khó khăn.
-         Việc thực hiện các tiêu chí, hầu hết các phường/xã đều khó thực hiện đạt tiêu chí 4 (Mạng lưới và hoạt động của các cơ sở giáo dục, các thiết chế văn hóa trên địa bàn cấp xã). Cụ thể là phải có đủ trường cho các cấp học, trong đó có trường phổ thông nhiều cấp học/trường chuyên biệt... việc thực hiện  trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 cho các cấp học khó thực hiện vì đa số các trường nội thành không đạt được diện tích 6m2/ học sinh, sĩ số học sinh/lớp còn quá cao nên chỉ tiêu này các trường chưa đạt so với yêu cầu.
3.     Sự phối hợp giữa Hội Khuyến học, ngành giáo dục và các ban,
ngành, đoàn thể khác trong quá trình tổ chức đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã.
a.     Đối với Thành phố:
  + Hội Khuyến học thành phố và Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp xây dựng  Kế hoạch số 950/KH-GDĐT-KH ngày 06/4/2016 về triển khai thí điểm Thông tư 44/TT-BGDĐT ngày 12/12/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
        + Hội Khuyến học Thành phố chọn phường Hiệp Bình Chánh – Thủ Đức  làm thí điểm đánh giá, xếp loại  và công nhận “ Cộng đồng học tập” cấp xã. Mỗi quận/huyện chọn 1 phường/xã thực hiện thí điểm đánh giá, xếp loại  và công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã để rút kinh nghiệm cho công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện đại trà trong năm 2017. Hiện đã có 24/24 phường, xã làm điểm xây dựng mô hình “ Cộng đồng học tập cấp xã” theo Thông tư 44 /TT-BGDĐT.
  + Hội Khuyến học Thành phố tổ chức tập huấn Thông tư 44/TT-BGDĐT ngày 12/12/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho cán bộ hội khuyến học 24/24 quận huyện và 319/319 phường xã, qua đó giúp cơ sở tham mưu tốt với lãnh đạo địa phương quan tâm chỉ đạo kịp thời và triển khai tốt thực hiện Thông tư 44.
  + Hội Khuyến học Thành phố và quận huyện đều đi khảo sát tại 24/24 phường, xã làm điểm Thông tư  44 và tình hình đăng ký các mô hình học tập, hoạt động của các Trung tâm Học tập cộng đồng và hoạt động của các câu lạc bộ Gia đình hiếu học.
       + Hội khuyến học thành phố đã tổ chức tọa đàm các mô hình học tập theo Quyết định 281 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 44/ TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Buổi tọa đàm được tổ chức có hiệu quả, đúng đối tượng giúp mọi người nâng cao nhận thức.
b.    Đối với quận/huyện:
-       Sau Hội nghị tập huấn Thông tư 44 TT-BGDĐT do Hội khuyến học thành phố  tổ chức (tháng 5/2016), các quận huyện đã làm tốt công tác tham mưu cho Cấp ủy và Chính quyền địa phương để có các văn bản chỉ đạo đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
-  Hội Khuyến học quận/huyện  kết hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo xin chủ trương của Quận ủy, UBND quận chọn một phường/xã thực hiện thí điểm năm 2016 triển khai Thông tư 44/2014/TT- BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2014 của Bộ Giáo dục Đào tạo. Qua đó, quận/huyện  đã hướng dẫn các phường xây dựng kế hoạch triển khai thí điểm theo đúng nội dung và tiến độ. Thống nhất chọn phường/xã thực hiện điểm.
c.      Đối với phường/xã:
-  Từ sự phối hợp của Hội Khuyến học và Sở Giáo dục & Đào tạo, Hội Khuyến học quận huyện và Phòng Giáo dục Đào tạo, Hội Khuyến học phường/xã tham mưu Đảng ủy, UBND phường/xã có văn bản chỉ đạo thực hiện, phân công trách nhiệm cụ thể các thành viên trong Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập của phường/xã để thực hiện các tiêu chí và thu thập minh chứng phục vụ cho việc kiểm tra đánh giá  “Cộng đồng học tập” cấp xã vào cuối năm.
-  Kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập của phường ở những nơi có thay đổi nhân sự trong ban chỉ đạo, tạo điều kiện để mọi người quán triệt các tiêu chí và nắm chắc các văn bản chỉ đạo để việc thực hiện kiểm tra đánh giá được tiến hành tốt.
III. Nhận xét chung:
1.     Xây dựng các mô hình học tập là phương pháp phù hợp để đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ và cộng đồng.
-  Gia đình học tập là nền tảng cần làm tỉ mỉ và thực chất.
-  Dòng họ học tập có tác động tốt nhưng cần định nghĩa lại cho phù hợp với từng địa phương.
-  Cộng đồng học tập là cơ bản nhưng  cần thống nhất các tiêu chí và  từng  bước cập nhật cho phù hợp giữa cộng đồng học tập khu phố, ấp với cộng đồng học tập cấp xã (Thông tư 44).
-  Đơn vị học tập là cơ bản cần cập nhật tiêu chí cho phù hợp.
2.     Phương thức đánh giá xếp loại cần đơn giản và thiết thực. Nhất thiết phải  phối hợp với gia đình văn hóa, gia đình hạnh phúc.
 
 
                                                                  
                                   
                                                                                   
                                                                                                      

Tác giả bài viết: Nguyễn Huy Cận
 

(c) Bản quyền 2014 - Bởi Hội khuyến học HCM
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử trên Internet số 14/GP-BC