KHẢO SÁT THỰC TRẠNG THÀNH PHỐ HỌC TẬP
Đề tài: “Nghiên cứu đề xuất mô hình tổng thể về thành phố học tập ở thành phố Hồ Chí Minh”

Tháng 9/2017 bên cạnh việc nghiên cứu và viết các chuyên đề của chương II “Những tiền đề để xây dựng thành phố học tập tại thành phố Hồ Chí Minh” (TPHCM); Ban nghiên cứu đề tài (BNC) huy động lực lượng Cán bộ Hội Khuyến học Phường/Xã, tổ dân phố/ tổ nhân dân và sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng ra quân thực hiện cuộc điều tra thu thập thông tin về tình hình học tập suốt đời của 1.200 hộ gia đình. Sau khi có kết quả sơ bộ của cuộc điều tra đinh lượng, tháng 5/2018; BNC đã tổ chức 7 cuộc thảo luận, phỏng vấn sâu 7 nhóm dân cư và chuyên gia là cán bộ quản lý, lãnh đạo ở các địa bàn của TPHCM.
I. VỀ KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG:-
 
          Khảo sát thành phố học tập năm 2017 (KSTPHT) phải đáp ứng yêu cầu đánh giá thực trạng học tập của hộ gia đình và biên soạn các chỉ số về thành phố học tập trên địa bàn thành phố  Hồ Chí Minh (phần liên quan đến hộ gia đình) trong bộ 42 tiêu chí về thành phố học tập do UNESCO đề xuất. Kết quả khảo sát bảo đảm mức độ đại diện của số liệu trên phạm vi thành phố.
Cuộc khảo sát được tiến hành vào tháng 11/2017.  Thời gian thu thập thông tin tại địa bàn là 20 ngày (kể cả thời gian di chuyển).
Phương pháp khảo sát là phỏng vấn trực tiếp từng thành viên của 1.200 hộ gia đình của 40 phường/xã/thị trấn ở 23 quận-huyện (Nhà Bè và Cần Giờ nên chọn 1 xã ở Nhà Bè có đặc điểm chung của 2 Huyện).
Kharo sát TPHT là cuộc điều tra chọn mẫu. Mẫu được thiết kê chọn mẫu 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1. Chọn và phân bổ phường xã khảo sát
Chọn  40  phường, xã mẫu khảo sát phân tổ theo thành thị và nông thôn, bao gồm: 33 phường và 7 xã. Danh sách chọn mẫu là tất cả phường, xã trên địa bàn thành phố phân tổ theo thành thị (phường, thị trấn) và nông thôn (xã). Mẫu phường, xã chọn ra  theo phương pháp chọn mẫu theo xác suất tỷ lệ với qui mô dân số.
Danh sách phường, xã mẫu được thành phố chọn và gởi kèm theo phương án điều tra này.
Giai đoạn 2. Chọn tổ dân phố, tổ nhân dân
Lập danh sách tổ dân phố, tổ nhân dân của phường, xã mẫu. Mỗi phường, xã mẫu chọn ra 3 tổ dân phố, tổ nhân dân mẫu theo phương pháp chọn mẫu hệ thống. Giám sát viên được phân công theo dõi địa bàn sẽ chọn mẫu tổ dân phố, tổ nhân dân theo số ngẫu nhiên trong phụ lục 1 kèm theo phương án này.
Giai đoạn 3. Chọn hộ khảo sát
Lập danh sách hộ của tổ dân phố, tổ nhân dân mẫu đã chọn ra ở giai đoạn 2. Mỗi tổ dân phố, tổ nhân dân mẫu chọn ra 10 hộ mẫu theo phương pháp chọn mẫu hệ thống. Giám sát viên được phân công theo dõi địa bàn sẽ chọn mẫu hộ khảo sát theo số ngẫu nhiên trong phụ lục 2 kèm theo phương án này.
Như vậy tổng số hộ mẫu của cuộc KSTPHT là 1.200 hộ được phân bổ cho khu vực thành thị, nông thôn của thành phố như sau:
  Dân số năm 2015 (người) Cơ cấu dân số (%) Số phường xã mẫu Số Tổ dân phố, tổ nhân dân mẫu Số hộ mẫu (hộ)
           
Tổng số         8.247.829     100,00% 40 120 1200
Thành thị         6.730.676     81,61% 33 99 990
Nông thôn         1.517.153     18,39% 7 21 210
 
          Cuộc khảo sát có nội dung phức tạp, nên yêu cầu tiêu chuẩn đối với điều tra viên và đội trưởng phải là người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ thống kê, có kinh nghiệm phỏng vấn khai thác thông tin, biết làm công tác quần chúng, có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình và có sức khoẻ.
          Phụ trách kế hoạch, tập huấn điều tra viên và tổ chức điều hành toàn bộ cuộc điều tra, khảo sát này là thành viên chính của BNC đề tài: TS. Lê Thị Thanh Loan, nguyên Cục trưởng và cô Lê thị Kim Chi, nguyên trưởng phòng Thống kê dân số Cục thống kê TP. HCM.  Đội trưởng đội khảo sát là 4 Cán bộ, nguyên là Chi cục trưởng chi cục thống kê quận, huyện và 20 sinh viên khoa thống kê của trường Đại học Tôn Đức Thắng là điều tra viên.  
Phần thu thập và xử lý tổng hợp thông tin được hoàn thành vào tháng 2/2018. Kết quả tổng hợp thể hiện thực trạng bằng những con số khá thú vị và phù hợp với tính chất đa dạng của địa bàn Tp. HCM.
II. KHẢO SÁT ĐỊNH TÍNH.-
Nhằm nghiên cứu xây dựng các mô hình, giải pháp phù hợp để xây dựng thành phố học tập, các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu đã thu thập thông tin về các vấn đề sau:
·        Tình hình, đặc điểm tham gia học tập của các nhóm dân cư.
·        Nhận thức, hiểu biết về học tập suốt đời, về xây dựng thành phố học tập.
·        Nguyện vọng của các nhóm dân cư về học tập.
·        Ý kiến, các đề nghị để mọi tầng lớp dân cư có thể tham gia học tập.
Về đối tượng và địa điểm nghiên cứu
2.1. Phỏng vấn đối tượng thuộc các nhóm dân cư: hộ thành thị, hộ nông dân, hộ nghèo, công nhân, phụ nữ, hộ dân nhập cư. Mỗi nhóm thảo luận gồm 12 người theo đúng đối tượng của từng nhóm.
          Nhóm hộ thành thị  : Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1 
          Nhóm Nông dân      : Xã Trung An, Huyện Củ Chi
          Nhóm Phụ nữ          : Phường 14, Quận Bình Thạnh
          Nhóm công nhân    : Công ty Bitis và Công ty Samco
          Nhóm hộ nhập cư   : Phường Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân
          Nhóm hộ nghèo      : Huyện Củ Chi, Quận Bình Thạnh
2.2. Phỏng vấn sâu 30 chuyên gia thuộc các lãnh vực:
16 Cán bộ lãnh đạo ở cơ sở thuộc  6 nhóm nêu trên và 14 chuyên gia về các ngành giới của quận/huyện và thành phố (lãnh đạo chính quyền quận, huyện; lãnh đạo các đoàn thể và Sở ngành thành phố).
Thông qua các cuộc thảo luận và lấy ý kiến bằng phiếu, nhiều cách làm và mô hình về xây dựng thành phố học tập được ghi nhận.
TS. Lê Thị Thanh Loan sẽ báo cáo kết quả và nhận định đầy đủ về thực trạng hoc tập của người dân ở TP. HCM vào tháng 7/2018.
Hiên nay, các thành viên của va cơ quan chủ trì đề tài đang khẩn trương hoàn thành chương I và II để được nghiệm thu giai đoạn 1 đúng tiến độ vào tháng 8/2018.
Thảo luận nhóm công nhân Công ty Bitis Quận 6

Thảo luận Nhóm hộ thành thị ở Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1


Thảo luận Nhóm hộ nhập cư ở Phường Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân 

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Ẩn - Thư ký Ban Nghiên cứu đề tài

Các tin khác

 

(c) Bản quyền 2014 - Bởi Hội khuyến học HCM
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử trên Internet số 14/GP-BC