Các gương điển hình tiên tiến tiêu biểu giai đoạn 2010-2014

Thực hiện phương châm “Cần gì, học nấy”, hình thức học không chính quy, linh hoạt về thời gian, nội dung, địa điểm, lựa chọn đối tượng phù hợp theo từng nội dung chuyên đề để tổ chức các lớp học. Với phương thức hoạt động liên kết và kêu gọi sự hỗ trợ, đồng hành của các đơn vị trên địa bàn để tổ chức các lớp học như: mượn trường Vừa họcVừa làm 15/5 để dạy lớp xóa mù chữ, xâu kết cườm, mượn phòng Công nghệ thông tin của trường THCS Đức Trí để dạy lớp vi tính cho người lớn tuổi…
1. Hội Khuyến học phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1: Công tác phối hợp giữa Hội Khuyến học và Trung tâm học tập cộng đồng.
- Phối hợp với Trung tâm Học tập Cộng đồng, thông qua 8 Chi hội khu phố phát 2000 phiếu điều tra, khảo sát nắm bắt tình hình học tập của người dân, trình độ, nghề nghiệp, nhu cầu học tập, từ đó xây dựng kế hoạch tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, các lớp kỹ năng thực hành xã hội. Mời các giảng viên có kinh nghiệm, có phương pháp giảng dạy lôi cuốn, hấp dẫn để thu hút được đông đảo người dân tham gia học tập. Cử cán bộ khuyến học chủ chốt của phường tham gia Ban Giám đốc Trung tâm Học tập Cộng đồng, hiện Chủ tịch Hội Khuyến học phường là Phó Giám đốc Trung tâm. Hổ trợ một phần kinh phí từ quỹ khuyến học giúp Trung tâm Học tập Cộng đồng có điều kiện hoạt động góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
     - Thực hiện phương châm “Cần gì, học nấy”, hình thức học không chính quy, linh hoạt về thời gian, nội dung, địa điểm, lựa chọn đối tượng phù hợp theo từng nội dung chuyên đề để tổ chức các lớp học. Với phương thức hoạt động liên kết và kêu gọi sự hỗ trợ, đồng hành của các đơn vị trên địa bàn để tổ chức các lớp học như: mượn trường Vừa họcVừa làm 15/5 để dạy lớp xóa mù chữ, xâu kết cườm, mượn phòng Công nghệ thông tin của trường THCS Đức Trí để dạy lớp vi tính cho người lớn tuổi…
     Qua quá trình thực hiện mô hình xây dựng xã hội học tập trên địa bàn phường, một số bài học kinh nghiệm như sau:          
      Chủ động tham mưu: Xác định việc xây dựng xã hội học tập là cả quá trình, cần phải có thời gian, có lộ trình và bước đi phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Hội Khuyến học chủ động tham mưu cho Đảng ủy ra nghị quyết lãnh đạo hàng năm đối với các hoạt động xây dựng xã hội học tập. Đây là tiền đề rất quan trọng để tạo ra một môi trường học tập cho nhân dân, nâng cao dân trí, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và ổn định chính trị ở địa phương. Bên cạnh đó, sự hưởng ứng và tham gia sinh hoạt, học tập của các Cấp ủy Chi bộ và đảng viên là việc làm thiết thực, có tác động tích cực giúp người dân nhận thức ý nghĩa quan trọng, lợi ích của việc học tập, từ đó ngày càng có nhiều người dân tự nguyện đến với các buổi sinh hoạt chuyên đề, các lớp kỷ năng do địa phương tổ chức.  
      Thực hiện phối hợp: Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị, Hội Khuyến học và Trung tâm Học tập Cộng đồng đều phải chủ động thực hiện phối hợp chặc chẻ với các Chi hội khu phố trên địa bàn trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức về chủ trương xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời; về nhiệm vụ xây dựng gia đình hiếu học, và khu dân cư hiếu học.
      Phát huy vai trò nồng cốt: Hội Khuyến học đã phát huy vai trò nòng cốt trong việc phối hợp với Trung tâm Học tập Cộng đồng, khảo sát, nắm bắt nhu cầu học tập, tư vấn gợi ý các chuyên đề, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn giúp Trung tâm Học tập Cộng đồng hoạt động theo chủ trương và chương trình kế hoạch đã đề ra, hướng tới đẩy mạnh việc xây dựng xã hội học tập.
 
2. Hội Khuyến học phường Phú Mỹ, quận 7: vận động Đảng viên sinh hoạt theo Quy định 76-QĐ/TW tham gia công tác khuyến học, xây dựng xã hội học tập nơi cư trú
Nếu như năm 2013 có 433/456 đảng viên còn đang sinh hoạt đã tham gia Hội khuyến học, trong đó có 286 là đảng viên “76”; Năm 2014 có 585 đảng viên là hội viên Hội Khuyến học, trong đó có 319/ 340 đảng viên 76, đạt 93,82%  là hội viên Hội Khuyến học.
Đảng viên 76 tham gia Hội Khuyến học, ngoài việc xây dựng Gia đình hiếu học, tích cực tham gia tiết kiệm nuôi heo đất khuyến học, bản thân các đồng chí là những tấm gương nỗ lực học tập ; tham gia tuyên truyền xây dựng xã hội học tập ; đóng góp ủng hộ cho quỹ khuyến học phường, khu phố năm 2013 là 29.600.000đ – năm 2014 là 56.500.000đ; có 02 đồng chí tham gia Ban chấp hành chi hội khu phố, 02 đồng chí tham gia làm tổ trưởng tổ khuyến học.
Để có thể thực hiện có hiệu quả việc vận động đảng viên theo Quy định 76-QĐ/TW tham gia công tác khuyến học thì cần phải:
- Có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng, nhất là tổ chức Đảng nơi đảng viên công tác.
- Chi hội trưởng chi hội Khuyến học khu phố nếu là Bí thư chi bộ khu phố thì đó là một điều kiện hết sức thuận lợi để nắm được danh sách đảng viên 76 và vận động đảng viên tham gia (vì cuối năm đều có đánh giá đối với những đảng viên này). Nếu Chi hội trưởng không là Bí thư chi bộ khu phố thì phải biết tranh thủ sự hỗ trợ của cấp ủy khu phố và ban ngành đòan thể.
- Tăng cường công công tác tuyên truyền vận động. Không phải chỉ nói chung chung là mời họ tham gia Hội Khuyến học mà phải tùy điều kiện của mỗi đồng chí để có sự vận động thích hợp. Ví dụ: các đồng chí có điều kiện về kinh tế thì Hội vận động các đồng chí ủng hộ quỹ khuyến học; xây dựng mô hình học bổng 1 & 1 (vận động bản thân đảng viên đó hoặc thông qua đồng chí này để vận động cơ quan đồng chí đang công tác). Các đồng chí có điều kiện thời gian thì tận dụng uy tín, trình độ, khả năng của các đồng chí này để tham gia vận động xây dựng xã hội học tập. Ví dụ như vận động trẻ ra lớp, tham gia làm báo cáo viên để phổ biến kiến thức cần thiết cho cuộc sống…
3. Hội Khuyến học quận 6: Công tác tham mưu, phối hợp thực hiện công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập
Tham mưu tốt với Quận ủy, ủy ban nhân dân về công tác tuyên huấn và Thông tin tuyên truyền
Liên kết rộng rãi với Mặt trận tổ quốc và các ban ngành đoàn thể quận, phường để tạo điều kiện thực hiện các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Bài học kinh nghiệm
- Muốn đạt kết quả trên cán bộ Hội khuyến học Quận, phường phải biết tranh thủ và chủ động tham mưu cấp ủy có nghị quyết, chính quyền xây dựng kế hoạch và Hội khuyến học cụ thể hóa triển khai thực hiện hoạt động Khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đến các cơ sở Hội.
- Cấp ủy chính quyền quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cả về vật chất và tinh thần để Hội khuyến học hoạt động hiệu quả.
- Hội Khuyến học phải làm nòng cốt chủ động phối hợp đồng bộ, liên kết với MTTQ, các ban ngành, đoàn thể, có kế hoạch liên tịch, phân công phân nhiệm rõ ràng thì hoạt động Hội mới đạt hiệu quả.
- Thường xuyên quan tâm bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng hoạt động khuyến học cho đội ngũ cán bộ Hội.
- Cán bộ hội phải kiên trì, chịu thương, chịu khó, đeo bám, không tự ái với tinh thần đầy tâm huyết với sự nghiệp phát triển giáo dục, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể tập trung vận động mọi nguồn lực để phát triển quỹ khuyến học Quận, phường nhằm có điều kiện chăm lo cho các SV-HS thuộc hộ nghèo và thực hiện các hoạt động khuyến học, khuyến tài góp phần cùng Quận thực hiện tốt an sinh xã hội và xây dựng xã hội học tập trên địa bàn.
- Thường xuyên củng cố, kiện toàn nhân sự cán bộ Hội ở các tổ hội, chi hội đủ mạnh, kịp thời là cơ sở chân rết thực hiện tốt công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập thì mới đạt kết quả khả quan.
 
4. Hội Khuyến học xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh: Công tác tham mưu, phối hợp thực hiện xây dựng Dòng họ hiếu học
Năm 2014, có 7.918 gia đình đăng ký Gia đình hiếu học, công nhận 6.616 gia đình  đạt tỉ lệt 83,55%. Hội đã khen thưởng hàng năm: 20 gia đình hiếu học tiêu biểu.
            Về Dòng họ hiếu học: Từ những kết quả đạt được của Gia đình hiếu học, Hội xây dựng mô hình “Dòng họ khuyến học” hiện có 4 dòng họ: Nguyễn, Huỳnh, Kiều và Trần.
Trong đó dòng họ Kiều là dòng họ tiêu biểu nhất về truyền thống hiếu học, truyền thống này được các thế hệ con cháu giữ gìn và phát huy. Đến nay, nhiều con cháu dòng họ Kiều đã thành đạt, đóng góp vào sự phát triển của quê hương đất nước.
Hiện nay, nhà từ đường họ Kiều được lập tại địa chỉ A10/27 đường Nguyễn Cửu Phú, ấp 1, xã Tân Kiên. Cho dù cuộc sống hiện tại còn khó khăn nhưng việc gắn kết tình cảm thân tộc và công tác khuyến học, khuyến tài của dòng họ vẫn không bị mai một. Hằng năm, vào 2 ngày: mùng 3 tháng giêng (âm lịch) và ngày 17/7 (âm lịch), những người trong dòng họ đều tập hợp về Từ đường họ Kiều để gặp gỡ, ôn lại truyền thống, chia sẻ, tuyên dương, khích lệ con cháu đỗ đạt, nhất là để mọi người có dịp cúng bái tổ tiên như một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam.
Bài học kinh nghiệm:
-         Hội phải tham mưu tốt để được sự chỉ đạo của Đảng ủy, sự hỗ trợ tạo điều kiện của Ủy ban nhân dân
-         Cán bộ Hội phải đi sâu, đi sát đến cơ sở kịp thời nắm bắt tình hình để có hướng giải quyết cụ thể.
-    Phải có sự liên kết phối hợp chặt chẽ với các Ban ngành đoàn thể chi bộ, tổ trưởng nhân dân…
-         Đặc biệt là người Cán bộ Hội phải có kế hoạch cụ thể, có tâm với công việc.
-         Phát hiện nhân tố và kịp thời tuyên dương khen thưởng để động viên tinh thần và tính hiệu quả của phong trào.
5. Ban Khuyến học Hội quán Tuệ Thành, quận 5: Thực hiện công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập
5 năm qua, đã trao cho con em đồng hương 691 suất học bổng các loại, gồm 384 suất Trợ giúp SV nghèo hiếu học; 195 suất Khuyến học và 148 suất Khuyến tài với tổng trị giá là 1.308.150.500đ.
            Số SV tốt nghiệp: Đại học : 148 người; Thạc sĩ : 08 người; BS chuyên khoa II : 01 người, phần lớn SV ra trường đều có việc làm ổn định.
                        Ngoài ra, Hội quán Tuệ Thành còn hỗ trợ học bổng cho các ban ngành, đoàn thể với số tiền là 3.124.861.700đ.
- Phát triển thêm 30 hội viên, đào tạo được 4 HV trở thành UV Ban Quản trị của Hội quán, giới thiệu 2 UV Ban Quản trị trẻ là cảm tình Đảng.
            - Tổ chức Họp mặt SV vào đầu xuân hàng năm (ngày chủ nhật đầu tiên sau Tết dương lịch, thường từ ngày 3 - 8/01). Ngày 06/01/2013 nhân Họp mặt lần thứ 15, có 445 SV tham gia, trong đó có 42 bạn đã lập gia đình với 38 bé về dự. Để hưởng ứng Qui định của Nhà nước về Trẻ mẫu giáo phải đội mũ bảo hiểm, Hội quán đã trao 22 mũ bảo hiểm cho các bé sinh từ năm 2009 trở về trước.
            - Tổ chức Họp mặt HV vào tháng 9 hàng năm kết hợp với sinh hoạt chuyên đề như : Học tập; Tọa đàm về tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tham quan và góp ý đề án phác thảo Tượng đài Hồ Chí Minh; hưởng ứng nuôi heo đất Khuyến học, phát động hội viên đăng ký gia đình hiếu học tại địa phương ….
            - Tổ chức gặp gỡ SV cuối cấp vào tháng 10 hàng năm kết hợp với giới thiệu việc làm, đã tổ chức buổi giới thiệu chuyên đề về “Những bước chuẩn bị cho việc phỏng vấn” khi đi xin việc làm.
        *  Ngoài việc trao học bổng cho các cháu trong thời gian học tập, giới thiệu việc làm khi ra trường. Ban Khuyến học còn thường xuyên phối họp với các đơn vị chuyên ngành để tổ chức các hoạt động như : Lớp Thư họa (Hội Văn học nghệ thuật các DTTS TP), Lớp luyện tập ca-múa-nhạc (Trung tâm Văn hóa Q5), lớp kỹ năng sơ cấp cứu (Hội Chữ thập đỏ Q5)… để giúp các cháu có thêm kỹ năng sống và tạo hành trang vào đời. 
 
6. Hội Khuyến học xã Thái Mỹ, huyện Củ ChiPhong trào học tập góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân xã
Hàng năm vận động trẻ 5 tuổi ra lớp Mẫu giáo, 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; Về hiệu suất đào tạo của các bậc học được nâng lên, trường tiểu học Thái Mỹ đạt từ 99,50 đến 100%; trường THCS Nguyễn Văn Xơ đạt 88% đến 90%, Trường Mầm Non Thái Mỹ chăm sóc nuôi dạy trẻ thật tốt, không có trẻ suy dinh dưỡng; hàng năm được huyện công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục các bậc học, chất lượng các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao ngày càng phong phú, đa dạng các loại hình hoạt động, hàng năm xã tổ chức 3 giải bóng đá truyền thống mỗi giải 20 triệu đồng, tổ chức giao hữu hơn 10 trận bóng đá và 8 trận bóng chuyền; tổ chức 7 hội thi hội diễn văn nghệ quần chúng ấp văn hóa, tổ chức 8 lần giao lưu đờn ca tài tử với các xã bạn nhằm phục vụ đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Nhìn chung phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao cũng như công tác giáo dục của xã nhà ngày càng tiến bộ vững chắc hơn, hiệu quả và chất lượng ngày được nâng lên; phong trào học tập suốt đời luôn duy trì. Qua đó góp phần thực hiện tốt các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Thái Mỹ.
7. Hội Khuyến học phường 10, quận 8:  Kết quả vận động xây dựng Gia đình hiếu học tại phường
ộ hành năm. Thông qua việc đăng ký, bình xét công nhận GĐHH thường đạt trên 80% tổng số gia đình hội viên đăng ký , những gia đình chưa đạt gia đình hiếu học hầu hết là do không đạt được tiêu chí 2 bởi các thành viên trong gia đình không có ý thức tự học, không có điều kiện tham gia các lớp chuyên đề tại trung tâm học tập cộng đồng hoặc tham gia sinh hoạt các loại hình câu lạc bộ cơ sở, hoặc tiêu chí 3 là hội viên không tham gia thực hiện phong trào nuôi heo đất khuyến học.
Những năm qua, phong trào xây dựng gia đình hiếu học ở phường 10, quận 8 được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đạt được những kết quả tốt đẹp. Có nhiều gia đình là tấm gương sáng về tinh thần tự học vươn lên. Mỗi gia đình một hoàn cảnh khác nhau nhưng đều có một nét chung đó là: sự hy sinh, khắc phục khó khăn của cha mẹ để nuôi dưỡng chăm sóc các con ăn học và trưởng thành. Bởi các tiêu chí của gia đình hiếu học phù hợp, thiết thực với từng gia đình, phong trào xây dựng gia đình hiếu học ngày được lan tỏa trong cộng đồng dân cư, số lượng gia đình hiếu học tăng dần theo từng năm,  góp phần tích cực trong việc cuộc vận động phong trào toàn đân đoàn kết xây dựng đới sống ở địa bàn dân cư.
Một số kinh nghiệm:
- Chấp hành sự chỉ đạo của Quận hội và tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo xuyên suốt của Đảng ủy, hỗ trợ TT. UBND phường và sự phối hợp với Mặt trận, các đoàn thể, đặc biệt sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy chi bộ đối với tổ chức Hội trên địa bàn khu phố.
- Hội Khuyến học phường đã tích cực tuyên truyền, triển khai các nội dung, tiêu chí của gia đình hiếu học đến tất cả các chi, tổ hội. Sáng kiến lồng ghép giữa cuộc vận động xây dựng gia đình hiếu học với  xây dựng gia đình văn hóa, được đông đảo gia đình hội viên và nhân dân đồng tình hưởng ứng.
 - Xác định Phong trào xây dựng “Gia đình hiếu học, Dòng họ hiếu học” là hoạt động trọng tâm, thường xuyên và lâu dài của Hội Khuyến học với mục đích góp phần cùng các đoàn thể chính trị-xã hội khác tạo nền móng vững chắc để từng bước đưa địa phương cùng “cả nước trở thành một xã hội học tập”, phát huy tiềm năng, trí tuệ của dân tộc, vì sự phồn vinh của của đất nước, cuộc sống văn minh, hạnh phúc của mọi người, mọi nhà, phục vụ mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
-  Phát huy vai trò của tổ chức Hội trong việc liên kết với ban ngành, đoàn thể từ phường đến khu phố; cán bộ hưu trí, cán bộ đảng viên, cán bộ tổ dân phố là lực lượng nòng cốt trong việc xây dựng Gia đình hiếu học tại địa bàn dân cư .
8. Hội Khuyến học phường 4, quận 10Mô hình Đảng ủy 4 có làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển Hội Khuyến học 6 có
Dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, UBND Phường, các hoạt động phong trào “Tiết kiệm nuôi heo đất khuyến học”, xây dựng xã hội học tập, xây dựng gia đình hiếu học, khu dân cư khuyến học, gây quỹ khuyến học được toàn thể Đảng viên khu phố tham gia nhiệt tình, tích cực tiên phong gương mẫu đi đầu thực hiện tốt tại gia đình, cụ thể:
+ 161/161 Đảng viên (đạt tỉ lệ 100%) là hội viên Hội Khuyến học tham gia tiết kiệm nuôi heo đất khuyến học, gây quỹ ủng hộ cho hội để chăm lo học bổng khuyến học – khuyến tài.
+ 100% hộ gia đình Đảng viên đăng kí xây dựng gia đình hiếu học, gia đình văn hóa và hơn 90% hộ gia đình Đảng viên đạt chuẩn gia đình hiếu học, gia đình văn hóa.
Ngoài ra Đảng viên còn giữ vai trò quan trọng trong công tác vận động tuyên truyền người dân trên địa bàn khu phố tham gia hoạt động hội. Từ đó phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn phường chuyển biến rõ rệt, đưa hoạt động hội phát triển nhanh qua từng năm dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy Phường với mô hình “4 có”.
Nhìn chung trong những năm qua với mô hình “Đảng ủy 4 có”, công tác lãnh đạo của Đảng đã làm thay đổi cơ bản nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân mà trong đó vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu của cấp ủy Đảng là hết sức quan trọng, là nhân tố quyết định thành công trong phong trào hoạt động hội. Hầu hết nhân dân đã nhìn nhận được công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập là mục tiêu hàng đầu để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương để góp phần giữ vững danh hiệu Phường văn minh đô thị.
9. Hội Khuyến học phường Phước Long A, quận 8: Vận động nhân dân xây dựng Quỹ khuyến học gia đình
Chi hội khuyến học khu phố 4 phường Phước Long B quận 9 đã triển khai tuyên truyền vận động nhân dân, đảng viên, đảng viên 76 tham gia vào Hội Khuyến học được 1.265 hội viên, nghiên cứu tổ chức triển khai thực hiện mô hình xây dựng quỹ khuyến học gia đình bằng phong trào nuôi heo đất, và sổ quỹ tiết kiệm.
Trước hết chi hội tổ chức cho các tổ hội khuyến học kết hợp họp tổ dân phố để tuyên truyền xây dựng quỹ khuyến học gia đình bằng phong trào nuôi heo đất, đến toàn thể bà con trong tổ. Trong đó chi hội cũng kêu gọi các gia đình đảng viên gương mẫu đi đầu tham gia nuôi heo đất, từ đó kêu gọi bà con trong tổ tham gia tiết kiệm nuôi heo đất khuyến học được 495 hộ.
Các hộ có hội viên khuyến học, đồng thời cũng là hội viên của Hội Nông dân, Hội Phụ nữ được đề nghị ngân hàng hỗ trợ cho vay vốn, cùng vận động các hộ hội viên diện xóa đói giảm nghèo bớt lại số tiền gây quỹ tiết kiệm. Được sự lãnh đạo của chi bộ, chi hội khuyến học khu phố phối hợp với Ban điều hành Khu phố và các tổ vay vốn cùng các hộ được vay vốn đến ngân hàng lập sổ tiết kiệm khuyến học cho gia đình.
 Với mục đích vừa dùng tiền để tiết kiệm xây dựng quỹ khuyến học gia đình, vừa dùng tiền để đáo hạn vốn một khi hội viên gặp khó khăn nộp tiền trả ngân hàng. Với cách làm này đã được ngân hàng ủng hộ và tăng tiền giải ngân cho bà con. Chẳng hạn nếu tiêu chuẩn một hộ diện XĐGN một lần vay chỉ được 10 triệu đồng, ngân hàng cho vay tăng lên 15 triệu đồng. Trong đó ngân hàng giữ lại 5 triệu vào sổ tiết kiệm.
Đối với các hộ là hội viên Nông dân, Phụ nữ đồng thời là hội viên Hội Khuyến học được vay được vay  lần đầu thấp nhất là 15 triệu đồng, hộ vay cao nhất từ 100 đến 150 triệu đồng. Chi hội kêu gọi hội viên để lại gây quỹ tiết kiệm từ 10 – 15%.
Chi hội khu phố đã vận động được 500 hội viên vay vốn có sổ tiết kiệm và 495 hội viên là đảng viên và nhân dân nuôi heo đất, như vậy cộng hai cách làm trên khu phố có 995/1265 hộ có quỹ khuyến học gia đình đạt 574.450.000đ chiếm 78,65% vượt  chỉ tiêu Đảng ủy bộ phận khu phố đề ra, góp phần chăm lo cho 995 em học sinh được 01 suất học phí một tháng với số tiền 1.200.000đ/suất.
10. Chi hội khuyến học Khu phố 4, Thị trấn Hóc Môn: lãnh đạo có hiệu quả công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập
-  Chi bộ xây dựng nhận thức cho Đảng viên: Tiếp tục quán triệt và thực hiện chỉ thị 11/CT-TW của BCT  về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tâp, chỉ thị 02/CT-TTg quán triệt, triển khai thực hiện của Hội Khuyến học Thành phố, quận vể thực hiện QĐ 281/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong cấp ủy và trong chi bộ nhằm xây dựng tinh thần trách nhiệm của cấp ủy và toàn thể đảng viên trong công tác lãnh đạo hoạt động khuyến học khuyến tài ,xây dựng xã hội học tập ngày càng đạt hiệu quả hơn...
- Một số giải pháp đã triển khai:
1. Cấp ủy phân công trực tiếp Phó BT chi bộ trực tiếp chịu trách nhiệm về công tác khuyền học của Chi bộ, theo dõi nắm bắt và hỗ trợ cho chi hội khuyến học khi cần. Đồng thời đề xuất với cấp ủy hoặc chi bộ những vấn đề khó khăn, vướng mắc để được giải quyết kịp thời.
+ Chi bộ phân công đảng viên theo QĐ 1043 về  công tác vận động nhân dân nơi cư trú có trách nhiệm chỉ đạo, hỗ trợ các tổ khuyến học của khu phố trong hoạt động vận động
nhân dân tham gia các hoạt động khuyến học của Chi hội khuyến học khu phố .
+ Vận động 100% đảng viện chi bộ tham gia hoạt động khuyến học như: gương mẫu tham gia hội viên hội khuyến học, gương mẫu trong việc vận động gia đình tham gia đầy đủ các hoạt động của chi hội khuyến học phát động như: Xây dựng GĐHH, nuôi heo đất khuyến học cho gia đình.
Kết quả thực thực
   Hội viên hội Khuyến học                   Nuôi heo đất
-         Năm 2010 : 115 hộ                        + Năm 2013: 336.000.000đ
-         Năm 2011: 148 hộ                         + Năm 2014: 885.300.000đ
-         Năm 2012: 196 hộ                
    Học bổng ,quà tặng trung bình hàng năm : 95 suất
Với số tiền 4.205.000đ
-         Năm 2013: 295 HV/563 hộ    4. Về GĐHH, DHHH, KDCKH: dạt 426 GĐHH, tỉ lệ
-         Năm 2014: 440 HV/ 567 hộ       96,8% so với số hội viên 440 và đạt 75,13% so với 
số hộ 567
      Có  KDCKH phạm vi tổ dân phố
Bài học kinh nghiệm
- Chi bộ phải có sự đầu tư xuyên suốt cho hoạt động khuyến học, khuyến tài, phải phân công nhân sự cấp ủy và đảng viên chịu trách nhiệm tham gia hoạt động khuyến học, có kiểm tra đôn đốc thường xuyên thì việc lãnh đạo mới có hiệu quả.
- Chi bộ phải lãnh đạo BĐH khu phố, tổ dân phố và các đoàn thể tích cực hỗ trợ cho công tác khuyến học, đồng thời phải chăm lo đến chế độ cho cán bộ khuyến học nhằm động viên kịp thời cán bộ khuyến học, làm đòn bẩy để thúc đẩy hoạt động khuyến học khuyến tài tại khu phố ngày càng đạt hiệu quả hơn xứng đáng là ngọn cờ đầu của hoạt động khuyến học huyện nhà.
11. Hội Khuyến học xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh: xây dựng cộng đồng khuyến học
Thực hiện các tiêu chí cộng đồng khuyến học đạt nội dung sau:
Tiêu chí 1: Có xây dựng Chi hội Khuyến học là Công ty TNHH Hưng Long, với 31 HV, có biện pháp quản lý học sinh ngoài giờ học ở trường, trong dịp hè, ngày lễ đều có sinh hoạt văn hóa, thể thao, có đội bóng đá, đội cờ tướng tham gia các hoạt động thường xuyên, Chi bộ và các lãnh đạo Chi hội đòan thể ấp luôn chú trọng việc giáo dục trẻ em về đạo đức, lối sống, trong năm không có học sinh mắc tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật.
Tiêu chí 2: Có 1.342 học sinh trong độ tuổi đang đi học (tỉ lệ 100%), hiện có 210 em đạt trình độ TH chuyên nghiệp và đại học, chăm lo 100% cho trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật (có 12 trẻ mồ côi và 7 trẻ khuyết tật) nhất là việc học tập, trong đó có 03 mạnh thường quân trợ cấp hàng tháng cho 2 cháu (mồ côi cả cha lẫn mẹ), số tiền từ 500.000 – 1.000.000đồng/tháng.
Có 2.581/3.687 người lớn tuổi (tỉ lệ 70,02%) thường xuyên tham gia sinh hoạt tại TT.HTCĐ, qua các loại hình tập huấn, chuyên đề như: phổ biến cây thuốc nam để chăm sóc người già, luật giao thông, luật đất đai….
Tiêu chí 3: Đã có 1.583 hộ đăng ký gia đình hiếu học/1.583 hộ hội viên (đạt 100%) gắn với phong trào xây dựng GĐVH của địa phương. Kết quả có 1.583 hộ đạt GĐVH, đạt 100%, có dòng họ được công nhận là dòng họ hiếu học (Họ Nguyễn: 35 hộ, họ Trần: 38 hộ, họ Phan: 12 hộ) và có 3/3 (100%) ấp được công nhận là khu dân cư khuyến học.
 Về chương trình “Tiết kiệm nuôi heo đất khuyến học”, năm 2014 có 4.326 heo đất, 37 sổ tiết kiệm với số tiền 3.491.498.500đ, trong đó chăm lo cho 489 học sinh trong toàn xã.
          Giải pháp và nguyên nhân đạt được
- Từ những kết quả đạt được trong thời gian qua của Hội khuyến học xã đã có những bước tiến rõ nét trước hết chính là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi của cấp ủy Đảng và Chính quyền, vai trò tham mưu đề xuất của hội khuyến học xã là rất cần thiết.
- Bên cạnh đó phải nhắc tới vai trò tham mưu của Hội và Thường trực Hội cần bám sát các nhiệm vụ trọng tâm, tham mưu đề xuất với cấp ủy Đảng và Chính quyền hỗ trợ vật chất và kinh phí, tạo điều kiện thuận lợi cho Hội hoạt động. Đội ngũ cán bộ Hội trong BCH, Chi hội cần có sức khỏe, có năng lực, tâm huyết và có uy tín cao trong cộng đồng dân cư.
- Sự hướng dẫn tận tình của Hội cấp trên đã giúp cho Hội thuận lợi trong thực hiện nhiệm vụ;
Điều tâm đắc nhất là Chương trình hoạt động của Hội củng như việc phát động và tổ chức xây dựng Gia đình hiếu học, dòng họ, khu dân cư Khuyến học, cộng đồng khuyến học luôn được sự quan tâm chỉ đạo từ Đảng ủy, Bí thư Chi bộ ấp và sự liên kết phối hợp của các Ban ngành đòan thể xã và sự hưởng ứng tích cực của hội viên đã góp phần cho sự thành công cho hoạt động Hội nói chung và từng bước thực hiện tốt đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” theo QĐ 281 của Thủ Tướng Chính phủ và kế hoạch số 104/KH-UBND ngày 10/6/2014 của UBND Huyện Bình Chánh về triển khai thực hiện Đề án” Xây dựng xã hội học tập” giai đoạn 2014-2020.
12. Chi hội khuyến học Trường Tiểu học Bình Trị Đông A, phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân: Vai trò dòng họ hiếu học trong công tác khuyến tài, xây dựng xã hội học tập
Trong 10 anh chị em tôi  có 7/7 gia đình được công nhận gia đình hiếu học, với tổng số hội viên khuyến học là 24/24 ( bao gồm: anh, chị, em, cháu... ) được sinh hoạt Hội khuyến học ở khu phố và sinh hoạt tại cơ quan, trường học nơi công tác. Trong đó có 6 hội viên là  đảng viên
Hàng năm vào ngày giỗ của ông bà các gia đình đều tề tựu cùng nhau, qua trò chuyện việc học tập của các con cháu là nội dung được trao đổi nhiều nhất và để động viên, tạo điều kiện các con cháu trong việc học đóng góp quỹ hàng năm từ 20 triệu đến 30 triệu đồng. Hưởng ứng các hoạt động của Hội Khuyến học phường, hàng năm các gia đình trong dòng họ đều tham gia phong trào tiết kiệm nuôi heo đất khuyến học. Cụ thể tại phường Bình Trị Đông A, năm 2014 dòng họ Nguyễn đã tham gia 10 con heo đất với số tiền là 28.538.000đ, đã ủng hộ cho Khuyến học phường số tiền:  4.000.000đồng
13. Hội Khuyến học quận Gò Vấp: Vận động xây dựng mô hình Đảng ủy 4 có làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển mô hình Hội khuyến học phường 6 có
  - Tỷ lệ Cán bộ, viên chức, công chức Phường được học tập, bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước, pháp luật, kinh tế - xã hội, trung cấp lý luận chính trị:
     + Năm 2012 : đạt 91,6%
                         + Năm 2013: đạt 93,6%
     + Năm 2014: đạt 100%
Tỷ lệ Đảng viên là hội viên:
                         + Năm 2012: đạt 30,2% (2235/7726);
                         + Năm 2013: đạt 52,17% (3746/7179) - Phường 16 đạt 95,6%
                         + Năm 2014: đạt 78,17% (5965/7631);
         -  Số Phường đạt chuẩn Đảng ủy Phường “4 có”
                         + Năm 2012 : có 7/16 Phường
                         + Năm 2013: có 9/16 Phường
                         + Năm 2014: có 10/16 Phường
       * Mô hình Hội khuyến học phường 6 có:        
         - Tổ chức hội thuộc quận : . Năm 2011 : 19; Năm 2012: 23;
                                                     . Năm 2013: 28; Năm 2014: 31;
         - Chi hội thuộc phường :    . Năm 2013 : 258; Năm 2014 : 277;
         - Tổng số hội viên :            . Năm 2011 : 10.068   ; Năm 2012: 15.295 ;
                                                     . Năm 2013: 22.650    ; Năm 2014: 24.629;
          - Gia đình hiếu học:           . Năm 2011 : 49%   ; Năm 2012: 60,3% ;
                                                     . Năm 2013: 74,67%    ; Năm 2014: 80,59%;
         - Khu dân cư khuyến học:  .  Năm 2012: 2 điểm ;
                                                     . Năm 2013: 22   ; Năm 2014: 40 (2 xuất sắc);
- Cộng đồng khuyến học :  . Năm 2013 : 2 ;
                                            . Năm 2014 : 8 ; 68 Đơn vị khuyến học tiên tiến
          Một số kinh nghiệm        
- Phát huy vai trò tham mưu tích cực của Hội khuyến học các cấp cho các cấp ủy đảng, chính quyền trong lãnh, chỉ đạo thực hiện toàn bộ hoạt động khuyến học. Chủ động làm tốt công tác phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội các cấp trong từng hoạt động. Nâng chất hoạt động của Hội khuyến học phường theo mô hình “6 có”
            - Công tác phát hiện, nhân điển hình, nêu gương các tập thể, cá nhân có thành tích từ phong trào khuyến học phải được chú trọng, hàng năm tổ chức tuyên dương, khen thưởng kịp thời nhằm tác động thu hút các thành phần trong xã hội tự nguyện góp sức cho phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
            - Thường xuyên giám sát, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW của Bộ Chính trị và Chương trình hành động số 21-CTr/QU của Quận ủy, nhằm kịp thời phát hiện, góp ý, giới thiệu cách làm hay để các cơ sở học tập lẫn nhau.
14. Hội Khuyến học phường 11, quận 6: vận động người lớn tham gia sinh hoạt tại Trung tâm học tập cộng đồng
Với phương châm “Cần gì học nấy” và “Học trước khi làm”. Trung tâm đã cùng với Hội Khuyến học phường tổ chức thực hiện các chuyên đề xây dựng mô hình “Đảng ủy 4 có” “Hội Khuyến học 6 có” ; “Nâng cao chất lượng của Trung tâm Học tập cộng đồng Phường”; Chuyên đề “Bảo vệ sức khỏe cộng đồng”. Công trình hỗ trợ trang bị cho sinh viên, học sinh trong 5 năm qua đã vận động trao hàng tháng 27 suất học bổng 1&1 “Từ trái tim đến trái tim” với tổng số tiền 100.000.000 đồng.
Qua 5 năm Trung tâm Học tập cộng đồng đã tổ chức 100 buổi truyền thông về sức khỏe dinh dưỡng, 30 buổi văn nghệ kỷ niệm các ngày lễ lớn, 42 buổi tuyên truyền pháp luật và giới thiệu việc làm với 36.752 lượt người tham dự. Thực hiện các lớp học vi tính 60 người, lớp kết cườm, thêu chữ thập 125 người, lớp thể dục dưỡng sinh, đi bộ  125 người , tổ chức hội thi cắm hoa, thi cầu lông , cờ tướng . . .
Bài học kinh nghiệm:
Hội khuyến học cần làm tốt công tác tham mưu để Cấp ủy Đảng, Chính quyền nhận thấy sự cần thiết của hoạt động Trung tâm học tập cộng đồng.
Cấp ủy Đảng và Chính quyền tại địa phương luôn quan tâm hỗ trợ về cơ sở vật chất, nhân dân hưởng ứng, các ngành ,các trường học tham gia tích cực , phối hợp tốt tạo điều kiện để Trung tâm Học tập cộng đồng hoạt động đạt hiệu quả.
Hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng để mọi người hiểu rõ mô hình, chức năng, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của Trung tâm Học tập cộng đồng.
Huy động sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân nhất là những người lớn tuổi đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công việc duy trì và phát triển Trung tâm Học tập cộng đồng, góp phần xây dựng Xã hội học tập trên địa bàn phường.
Làm tốt công tác xã hội hóa trong việc vận động xây dựng và phát triển Trung tâm học tập cộng đồng để huy động công sức, nguồn kinh phí, nguồn cơ sở vật chất trang thiết bị và các điều kiện cần thiết phục vụ cho tổ chức và hoạt động của Trung tâm Học tập cộng đồng.
Ban Chủ nhiệm Trung tâm học tập cộng đồng phải linh hoạt, sáng tạo trong việc quản lý điều hành.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm và làm tốt công tác động viên khen thuởng một cách kịp thời.
 
 

 

(c) Bản quyền 2014 - Bởi Hội khuyến học HCM
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử trên Internet số 14/GP-BC