Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5, năm 1890, trong một gia đình khoa bảng ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Cả cuộc đời hy sinh cho sự nghiệp cứu dân, cứu nước, Hồ Chí Minh đã trở thành niềm tin yêu, niềm tự hào và tấm gương sáng cho toàn dân tộc Việt Nam noi theo.
Hồ Chí Minh là bậc: Đại Nhân. Đại Trí, Đại Dũng, nêu tấm gương suốt đời phấn đấu hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Sống dưới chế độ Thực dân- Phong kiến, Người đã tận mắt thấy các bậc cha anh giàu lòng yêu nước, căm thù giặc ngoai xâm sục sôi, khởi xướng bao nhiêu cuộc khởi nghĩa chống Pháp theo chủ nghĩa yêu nước truyền thống, hoặc học theo hệ tư tưởng tư sản nhưng đều thất bại. Trước thực trạng đau lòng đó, thanh niên Nguyễn Tất Thành (Bác Hồ) sớm có chí lớn: “yêu nước thì phaỉ cứu nước thoát khỏi sự nô dịch của nước ngoài; thương dân phải cứu dân khỏi cảnh nô lệ, lầm than. Từ nhận thức đó, Người đã ra đi, bôn ba khắp năm châu, suôt 30 năm, học tập, lao động cực nhọc trong cái xã hội: “người với người là chó sói” đầy dẫy bất công để sống, học tập làm cách mạng…
-
Về Nhân: Hồ Chí Minh yêu thương mọi con người, dù họ là ai, Người cũng mở lòng nhân ái, bao dung, cảm hóa họ, nên mọi người đều ngưỡng mộ, kính trọng coi Người là cha, là bác, là anh. Nhà thơ Tố Hữu đã thốt lên:
“ Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế,
Ôm cả non sông mọi kiếp người”
Chính lòng nhân ái vô biên ấy, coi Tổ quốc là nhà, nhân dân là người thân, hy sinh tất cả vì hạnh phúc nhân dân, muốn những điều nhân đến với mọi người và ai cũng làm điều nhân ái, nên Bác trở thành bậc Đại Nhân.
- Về Trí: do học hỏi trong thực tiễn, kiến thức uyên bác, quảng đại mà phong thái Người ung dung, tự tại, điềm đạm, sáng suốt, nên dễ tiếp cận chân lý, nắm bắt kịp sự phát triển, hiểu sâu lý luận. Biết mình, biết người, biết việc, nên hành động luôn vì cái lợi, tránh cái hại cho Cách Mạng và nhân dân. Luôn vì công việc mà dùng người tốt, không dùng kẻ xấu, ứng xử với mọi đối tượng đều tinh tế, hợp lý và giản dị. Do vậy Hồ Chí Minh vươt lên trên nhiều người yêu nước đương thời tìm ra con đường cứu nước mang lại thắng lợi vẻ vang, nên Bác trở thành bậc Đại Trí:
“ …Người ngồi đó cầm cây chì đỏ
Vạch đường đi cho dân tộc đi theo”
-
Về Dũng: Hồ Chí Minh là người giám dấn thân, giám nghĩ, giám làm, giám chịu trách nhiệm, giám nhận khuyết điểm và quyết tâm sửa chữa. Luôn kiên trì đấu tranh với bản thân, đồng chí, bạn bè và kẻ thù để bảo vệ chân lý, lẽ phải, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng cho lý tưởng cách mạng mà không hề do dự, nên Người là bậc Đại Dũng:
“Ở đâu đau đớn giống nòi
Nhìn lên Việt Bắc mà nuôi chí bền”.
Hồ Chí Minh: Nhân, Trí, Dũng là thống nhất, là sự vẹn toàn nhân cách. Lòng Nhân ái là nền tảng, là nguồn mạch của Trí, Dũng. Đồng thời Nhân ái được bảo đảm bằng cái Trí uyên bác, cái Dũng khi “không sợ gì cả” trong việc thực hiện ý chí, niềm tin của mình là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, cho dù sự nghiệp ấy có thể phải tiến hành hàng trăm năm.
Hồ Chí Minh với những cống hiến của mình cho sự phát triển nhân loại nói chung, cho Việt Nam nói riêng nên đã được Tổ chức khoa học văn hóa và giáo dục (UNESCO) của Liên Hiệp quốc bình chọn, tôn vinh là: “Danh nhân văn hóa kiệt xuất thế giới, anh hùng dân tộc”. Hồ Chí Minh không bị lãng quên, sẽ bất tử và sống mãi với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
Nhân kỷ niệm 125 năm sinh nhật Bác, mỗi chúng ta là những cán bộ, đảng viên và người lao động hãy tự nguyện “Học tập làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách của chủ tịch Hồ Chí Minh”, góp phần tích cực vào sự nghiệp “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” do Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh lãnh đạo.
Từ Văn Chiến