TỔNG KẾT
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 11/KH-HKH VỀ PHÁT HUY
VAI TRÒ CỦA HỘI KHUYẾN HỌC TRONG VIỆC CỦNG CỐ
NÂNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TRUNG TÂM HỌC TẬP
CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2017

1. Triển khai kế hoạch hoạt động trung tâm học tập cộng đồng: Hội Khuyến học Thành phố đã triển khai kế hoạch số 11/ HK-HKH ngày 03 tháng 01 năm 2017 đến 24 quận huyện và phường xã. Qua đó tất cả các quận huyện đã triển khai thực hiện kế hoạch về phát huy vai trò của Hội Khuyến học trong việc củng cố chất lượng hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2017. Sở Giáo dục và đào tạo có văn bản số 835/GDĐT-GDĐT ngày 17 tháng 3 năm 2017 về chỉ đạo nâng chất lượng, hiệu quả hoạt động Trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn Thành phố.
2.     Cơ chế quản lý và  cơ sở vật chất  tại các trung tâm học tập cộng
đồng:
a.  Cơ cấu Ban giám đốc:
-         Giám đốc: tất cả đều là đều là Phó Chủ tịch UBND phường, xã
-         1 Phó Giám đốc là cán bộ hội khuyến học ( chủ tịch hoặc phó chủ tịch).
Riêng Cần Giờ không có cán bộ khuyến học trong Ban giám đốc.
-         1 Phó Giám đốc là cán bộ lãnh đạo hoặc giáo viên trường tiểu học, trường
trung học cơ sở
Ban giám đốc đều có quy chế làm việc và có sự phân công cụ thể  từng thành viên của trung tâm.
b.  Cơ sở vật chất
-         Hiện  nay toàn Thành phố có 319/319 xã, phường, thị trấn có Trung tâm học tập cộng đồng.Trong đó có
+ 104 trung tâm  có trụ sở riêng.
+ 10 trung tâm kết hợp với nhà văn hóa ( Quận 10).
+ Số còn lại còn chung với Ủy ban nhân dân phường/xã hoặc chung trong
trường học.
 + 262 Trung tâm học tập cộng đồng có tủ sách  riêng.
 + 21/24 Quận huyện có 100% Trung tâm học tập cộng đồng có con dấu riêng.
+ 1 quận còn 2 Trung tâm học tập cộng đồng  chưa có con  dấu riêng: Bình Tân ( phường: Bình Trị Đông và Bình Trị Đông B)
+ 2 huyện có 100% Trung tâm học tập cộng đồng chưa có con dấu riêng: huyện Hóc Môn và Cần Giờ.
c.   Kinh phí hoạt động - xã hội hóa:
Các quận huyện huy động được nhiều nguồn lực xã hội và kinh phí hoạt động cho Trung tâm học tập cộng đồng, điển hình như: Quận 1, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, quận Bình Tân, Thủ Đức...
Một số Trung tâm học tập cộng đồng chưa tham mưu được nguồn kinh phí trang bị cơ sở vật chất ban đầu ( như Tân Bình) và kinh phí hoạt động hàng năm ở nhiều trung tâm còn rất hạn hẹp (dưới 10 triệu đồng ) nên có ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của Trung tâm.
Các Trung tâm học tập cộng đồng hoạt động chưa hiệu quả do thiếu kinh phí để mời báo cáo viên phục vụ chuyên đề.
3.     Nội dung hoạt động:
 Các Trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn Thành phố hàng năm đều xây dựng kế hoạch hoạt động và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch.Về cơ bản đã thực hiện khá đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ được quy định theo Quyết định 10.
a. Công tác tuyên truyền: Đẩy mạnh việc tuyên truyền và nâng cao nhận thức về vai trò của Trung tâm học tập cộng đồng trong việc xây dựng các mô hình học tập.
- Tham mưu cho cấp ủy và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp để triển khai trong hệ thống chính trị kế hoạch “Phát huy vai trò của Hội khuyến học trong việc củng cố chất lượng hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng” nhằm tiếp tục xây dựng các mô hình học tập theo Quyết định 448 của Hội khuyến học Việt Nam và triển khai đại trà cộng đồng học tập cấp xã theo Thông tư 44 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tập huấn trong cán bộ khuyến học các cấp và cán bộ của Trung tâm học tập cộng đồng về Quyết định số 10/VBHN-BGDĐT của Bộ giáo dục Đào tạo ngày 14 tháng 3 năm 2014 và nội dung kế hoạch 11/ HK-HKH ngày 03 tháng 01 năm 2017 của Hội Khuyến học Thành phố và Thông tư 44/2014/TT-BGDĐT .
b. Hình thành đội ngũ cộng tác viên của các Trung tâm học tập cộng đồng và lực lượng nòng cốt tham gia sinh hoạt tại Trung tâm học tập cộng đồng.
- Tất cả các phường/xã  đều có lực lượng cộng tác viên của Trung tâm học tập cộng đồng. Tuy nhiên vẫn chưa đều giữa các phường.
- Lực lượng nòng cốt tham gia sinh hoạt ở Trung tâm học tập cộng đồng; tùy thuộc vào nội dung chuyên đề mà Trung tâm tổ chức.
c. Các trung tâm học tập cộng đồng đã phối hợp với ngành giáo dục
đào tạo, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các ngành chức năng khác để tổ chức các hoạt động.
Phòng giáo dục & đào tạo và Hội Khuyến học quận huyện tham mưu Ủy ban nhân dân quận huyện kiểm tra đánh giá Trung tâm học tập cộng đồng phường/xã/thị trấn. Kết quả:
+ 319/319 Trung tâm học tập cộng đồng được kiểm tra
+ Theo kết quả đánh giá của đoàn kiểm tra:        
Tốt: 132 Trung tâm, tỷ lệ 41,38%
Khá: 159 Trung tâm, tỷ lệ 49,84
Trung bình: 28 Trung tâm, tỷ lệ 8,78
d. Trao đổi những kinh nghiệm tốt của các Trung tâm học tập cộng đồng .
             - Cấp quận:
               Các quận/huyện đã  tổ chức tọa đàm và giao lưu về hoạt động của Trung tâm học cộng đồng như: Hội Khuyến học Quận 8, Bình Thạnh, Hóc Môn...
             - Cấp cụm:
             Mỗi cụm tự tổ chức tham quan 01 Trung tâm học tập cộng đồng tốt trong cụm mình.
+ Cụm 1: Trung tâm học tập cộng đồng phường Bến Nghé - Quận 1.
Trung tâm đã phối hợp tốt với thư viện tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức cho dân cư trong phường phát huy vai trò văn hóa đọc, tổ chức  chuyên đề cho cán bộ công nhân viên trong phường.
          + Cụm 2: Trung tâm học tập cộng đồng Phường 3 -  Quận 4 đã tích cực thực hiện tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học.
          + Cụm 3: Trung tâm học tập cộng đồng phường Hiệp Bình Chánh - Thủ Đức đã thực hiện tốt vai trò nòng cốt của Trung tâm học tập cộng đồng để nhân ra toàn quận.
  - Cấp Thành phố, Cụm 4:
+ Trung tâm học cộng đồng xã Hưng Long – huyện Bình Chánh là điểm giao lưu cho toàn Thành phố trong đó có cụm 4 để tham quan và trao đổi kinh nghiệm về hoạt động Trung tâm học tập cộng đồng. Trung tâm HTCĐ  xã Hưng Long đã phục vụ tốt cho việc xây dựng nông thôn mới và nâng cao trình độ A tin học cho cán bộ xã.
+ Hội Khuyến học Thành phố tổ chức cho Thường trực Hội Thành phố và chủ tịch, phó chủ tịch Hội Khuyến học các quận huyện tham quan và giao lưu với Hội Khuyến học Thành phố Đà Nẵng về hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng. Có 20/24  quận, huyện tham gia. Chương trình giao lưu giữa Hội Khuyến học Thành phố Đà Nẵng và các Trung học tập cộng đồng cùng với đoàn cán bộ khuyến học Thành phố Hồ Chí Minh đã thành công tốt đẹp.
4.     Đánh giá chung:
Ưu điểm:
-         Hội Khuyến học và ngành giáo dục các cấp đã có văn bản phối hợp tích
cực tham mưu cho các cấp ủy, chính quyền quan tâm hỗ trợ cho các Trung tâm học tập cộng đồng.
-         Các cấp chính quyền địa phương đã tổ chức kiểm tra để kiện toàn, củng
cố tổ chức bộ máy Trung tâm học tập cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi để Trung tâm hoạt động hiệu quả. Hệ thống mạng lưới các Trung tâm học tập cộng đồng đã phủ kín hầu hết các phường xã, thị trấn.
-         Các Trung tâm đã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã
hội tổ chức được các chuyên đề thiết thực phục vụ người dân trong phường, xã , thu hút người dân tham dự các loại hình sinh hoạt theo đúng đối tượng của mình.
Hạn chế, tồn tại:
-         Một số Trung tâm học tập cộng đồng chưa có kinh phí 30 triệu đồng trang
bị cơ sở vật chất ban đầu và kinh phí hoạt động hàng năm.
-         Còn một số Trung tâm học tập cộng đồng chưa có con dấu riêng .
-         Đội ngũ báo cáo viên chưa đồng đều ở các phường, cần có sự san sẻ trong
 quận. Nguồn tài liệu tuyên truyền chưa dồi dào, phong phú.
-         Công tác khảo sát, điều tra, nắm bắt nhu cầu học tập của người dân trong
cộng đồng chưa cập nhật kịp thời, đầy đủ, chính xác nên chưa thu hút được người dân đến các trung tâm.
-         Nội dung các chuyên đề về công tác khuyến học chưa thực hiện đều
khắp ở các trung tâm.
5.     Một số công tác trọng tâm  năm 2018:
-         Tham mưu về kinh phí trang bị cơ sở vật chất ban đầu và kinh phí hoạt
 động hàng năm cho tất cả các trung tâm.
-         Phấn đấu để tất cả trung tâm có nơi làm việc, có địa chỉ và phương tiện liên lạc.
-         Phát huy những kinh nghiệm tốt của các trung tâm học tập cộng đồng; chú
trọng đưa nội dung khuyến học vào các chuyên đề của trung tâm .
-         Tổ chức việc khảo sát một cách thiết thực, gắn với nhu cầu của người dân.
 

Tác giả bài viết: NGuyễn Huy Cận - Chủ tịch HKH TP

Các tin khác

 

(c) Bản quyền 2014 - Bởi Hội khuyến học HCM
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử trên Internet số 14/GP-BC