Kết quả nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ "Nghiên cứu đề xuất mô hình tổng thể về thành phố học tập ở Thành phố Hồ Chí Minh"

Ngày 29/5/2019 Hội khuyến học Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị Báo cáo nghiệm thu cấp cơ sở kết quả nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ "Nghiên cứu đề xuất mô hình tổng thể về thành phố học tập ở Thành phố Hồ Chí Minh" do ThS. Nguyễn Huy Cận, Chủ tịch Hội khuyến học Thành phố Hồ Chí Minh làm chủ nhiệm đề tài.
Căn cứ Quyết Định số 40 /QĐ-HKH ngày 21/5/2019 của Hội khuyến học Thành phố Hồ Chí Minh Quyết định V/v thành lập Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở. Hội đồng gồm có: 
GS.TS Đào Văn Lượng - Nguyên Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ - Chủ tịch Hội đồng; ThS. Nguyễn Thị Thu Hoài - Phó Ban Tuyên Giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh – phản biện; PGS.TS Ngô Minh Oanh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh - phản biện; TS. Lê Ngọc Thạch, Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh  - Ủy viên; ThS. Phạm Phương Thảo - Nguyên Chủ tịch HĐND - Nguyên Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh - ủy viên; ThS. Hồ Phú Bạc, Trưởng phòng giáo dục Thường xuyên của Sở giáo dục và Đào tạo TP.HCM; PGS.TS Nguyễn Thị Kim Anh - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh - Ủy viên; TS. Trần Phi Phượng - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Ủy viên; CN.Đỗ Thị Giang - Chánh Văn phòng Hội Khuyến học Thành phố Hồ Chí Minh – Thư ký hành chính;
Tiếp thu đề dẫn của GS.TS Đào Văn Lượng - Chủ tịch Hội đồng, TS. Nguyễn Thị Thanh Kiều thay mặt nhóm nghiên cứu đề tài, trình bày kết quả nghiên cứu Đề tài khoa học "Nghiên cứu đề xuất mô hình tổng thể về thành phố học tập ở Thành phố Hồ Chí Minh". Qua nội dung của 3 chương (1,2 và 3) của đề tài, thực hiện trong 3 giai đoạn theo qui trình.
Ở Chương 1 về cơ sở lý luận của Đề tài và cơ sở thực hiện đề tài.
Ở Chương 2 những tiền đề để xây dựng Thành phố học tập ở Thành phố Hồ Chí Minh về 1 số điểm nhấn về kinh tế xă hội ở Thành phố Hồ Chí Minh tác động đến việc xây dựng TP học tập. Một số kết quả xây dựng Thành phố học tập ở Thành phố Hồ Chí Minh. Nhu cầu của người dân về học tập suốt đời, nền tảng của việc xây dựng Thành phố học tập.
Ở Chương 3: Đề xuất Bộ tiêu chí về Thành phố học tập ở Thành phố Hồ Chí Minh – Các giải pháp thực hiện, chiến lược xây dựng Thành phố học tập và mô hình tổng thể - Mục tiêu nuôi dưỡng văn hóa học suốt đời trong dân ở Thành phố (nội thành, ngoại thành, vùng ven) với 2 con đường học chính qui và không chính qui.
Và từ kết quả khảo sát để thiết kế nội dung và hình thành Bộ tiêu chí cho 1 Thành phố học tập ở Thành phố Hồ Chí Minh, có kết hợp Bộ tiêu chí về Thành phố học tập của UNESCO và Bộ tiêu chí về Thành phố học tập của Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành vào tháng 3/2019. Tháng 4/2019 Ban nghiên cứu phải khẩn trương điều chỉnh, bổ sung sao cho Bộ tiêu chí đề xuất cùa Ban Nghiên cứu vừa bảo đảm tính pháp lý vửa khả thi đối với Thành phố Hồ Chí Minh.
Các thành viên trong Hội đồng đã lần lượt thảo luận, góp ý, phản biện, đánh giá đề tài như sau: Kết quả điều tra số liệu chu đáo, ấn tượng; Đề tài có cơ sở lý luận, thực tiễn, văn phong báo cáo và kết luận rất thuyết phục; Chất lượng đề tài qua kết quả nghiên cứu đáp ứng được mục tiêu và thời gian, văn phong rõ ràng, cấu trúc nội dung hợp lý, chặt chẽ, số liệu khảo sát tin cậy. Về xây dựng Bộ tiêu chí cho một Thành phố học tập ở TP.HCM  có kết hợp Bộ tiêu chí của UNESCO và Bộ tiêu chí của Bộ Giáo dục – Đào tạo là khả thi (cho dân nội thành, ngoại thành và vùng ven). Có ý kiến cần sắp xếp lại cho cân đối hơn ở phần nội dung có Chương 1,2,3. Củng cố, ý kiến băn khoăn về tính pháp lý đối với UNESCO về Bộ tiêu chí Thành phố học tập của Việt Nam.
Hội đồng đánh giá nhóm nghiên cứu rất tích cực và công phu, Đề tài có mục tiêu rõ ràng, 8/8 Thành viên bỏ phiếu nhất trí là Đề tài xuất sắc và kiến nghị Sở khoa học công nghệ TP.HCM nghiệm thu đề tài.

Tác giả bài viết: HKH TP

Tham khảo thêm

 

(c) Bản quyền 2014 - Bởi Hội khuyến học HCM
Giấy phép thiết lập trang tin điện tử trên Internet số 14/GP-BC